Hạ Mỗ dựng ngôi đình đẹp, ơn dày cao vòi vọi bền đẹp như đá biếc xanh Triều lý dấu vết rõ ràng, lưu giữ nghĩa vua tôi chính đại còn mãi đến bây giờ
* Đình Vạn Xuân (Đình Vạn Xuân, miếu Hàm Rồng, Đền Chính Khí)
Đình Vạn Xuân, miếu Hàm Rồng và Đền Chính Khí thờ Lý Bát Lang và phối thờ Hậu Nam Đế Lý Phật Tử, Lý Nhã Lang và Biệt súy Lý Phổ Đỉnh, các nhân vật nổi tiếng thời Tiền Lý (thế ký thứ VI). Và đó cũng là nơi tưởng vọng về mảnh đất Ô Diên xưa, kinh đô một thuở của nước Vạn Xuân thời Triệu Việt Vương và hậy Lý Nam Đế ở thế kỷ VI.
Hạ Mỗ kiến hoa đình đức thịnh nguy nga kim bích lệ
Lý triều lưu hiển tích càn khôn hạo đẵng vĩnh cư kim
(Hạ Mỗ dựng ngôi đình đẹp, ơn dày cao vòi vọi bền đẹp như đá biếc xanh Triều lý dấu vết rõ ràng, lưu giữ nghĩa vua tôi chính đại còn mãi đến bây giờ).
* Chùa Hải Giác
Theo truyền thuyết, chùa Hải Giác ra đời từ thế kỷ thứ VI, nghĩa là từ khi Hạ Mỗ có địa vị trung tâm của đất nước, kinh đô một thuở của nhà nước Vạn Xuân.
Chùa Hải Giác được xây dựng trên khu đất bằng phẳng ở dìa làng bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ. Các kiến trúc bộ phận được bố trí chiều sâu theo trục chính là Đông - Tây. Phía trước là Tam quan, sau đến sân gạch rộng, hai bên sân là hai dãy nhà Tổ, nhà Mẫu nằm song song. Cuối cùng là tòa Đại đường. Bao quanh khu kiến trúc là giếng nước dựng lầu Quan Âm, vườn Tháp, vườn cây xanh rộng lớn để tạo ra không gian thanh u tĩnh mịch cho cửa Thiền, đem lại sự hài hòa giữa kiến trúc với môi trường tự nhiên, tạo cho di tích những vẻ đẹp độc đáo gần gũi với cuộc sống con người.
* Đền Văn Hiến
Đền Văn Hiến, tên chữ là Văn Hiến Đường. Đền Văn Hiến xưa kia là văn từ thờ Khổng Tử Tứ phối, Thập triết và là nơi biểu dương các danh nhân khoa bảng trong làng. Sau khi Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Thể theo nguyện vọng của ông, Triều đình cho nhân dân xây mộ và thờ ông tại đây.
Tại Đền Văn Hiến còn lưu giữ được bộ Bia Khoa Tràng (Bia ghi tên các vị đỗ đạt trong các khoa thi thuở trước) và bộ mộc bản in sách “Cổ Kim Truyền lục”. Đây là hai tư liệu quý minh chứng cho truyền thống văn hiến của mảnh đất Ô Diên xưa, Hạ Mỗ ngày nay.
* Lễ hội làng Hạ Mỗ được tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng Giêng hàng năm (ảnh lễ hội)
* Ngày 22 tháng Giêng và ngày 12 tháng sáu hàng năm xã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày sinh và ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành. Những ngày này, con cháu dòng họ Tô trong cả nước đều trở về sum họp, coi Hạ Mỗ là điểm đến, nơi hội tụ của dòng họ và tôn vinh Đức Tô là một trong những vị tổ của dòng họ, là danh nhân lịch sử - văn hóa đầu tiên của họ Tô Việt Nam.
* Đặc sản địa phương
- Rượu làng Hạ Mỗ, Đậu phụ, Cháo se, nổ nén, bánh đúc, bánh tẻ, nem phùng, kẹo lạc
-
Tin tức mới hơn
- Khu sinh thái Đan Phượng (THE PHONEIX GARDEN) 04/02/2021
- Đình Đại Phùng xã Đan Phượng 15/04/2021
- Lễ đón nhận Quyết định công nhận điểm du lịch Hạ Mỗ và điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng, huyện Đan Phượng 18/04/2021
- Tổ chức khảo sát xây dựng thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Đan Phượng 07/09/2022
- Triển khai mô hình trồng nho kết hợp làm du lịch nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao 07/09/2022 Tin tức cũ hơn
- Chùa Đại Từ Ân 18/12/2020
- Vinhomes Wonder park Đan Phượng 18/12/2020
- Khu Du Lịch Sinh Thái Đan Phượng 18/12/2020